Banner Default Image

Đưa người lao động trở lại làm việc an toàn sau đại dịch

Back to Blogs
Blog Img

Đưa người lao động trở lại làm việc an toàn sau đại dịch

Chỉ mới một tháng trước đây, tất cả chúng ta vẫn còn đang cố gắng hoàn thiện những tính năng công nghệ, nắm bắt cách làm việc, học tập và tương tác xã hội an toàn tại nhà, giải quyết các khủng hoảng y tế do đại dịch và tìm cách giảm số ca lây nhiễm. Vậy mà chỉ vài tuần sau đó, các nhà lãnh đạo – từ chính phủ cho đến doanh nghiệp và ngành giáo dục – lại đang tìm cách xử lý các dữ liệu, thiết lập cơ chế, và lên kế hoạch cho việc khi nào và làm sao để quay trở lại hoạt động bình thường. Tất cả chúng ta đều đang gắng hình dung một tương lai việc làm mới cho người lao động.

Nói văn vẻ thì, dừng việc suy nghĩ về ánh đèn văn phòng chỉ là bước khởi đầu. Thách thức tiếp theo đặt ra cho các nhà lãnh đạo chính là làm sao để thắp sáng “ngọn đèn đó” đúng cách, đúng tốc độ, sao cho có lợi nhất cho người lao động. Cách thức tái khởi động của mỗi doanh nghiệp có thể không giống nhau tùy thuộc vào lĩnh vực, vị trí địa lý, tình trạng sức khỏe, văn hóa và cộng đồng, nhưng có một điều chắc chắn rằng: dù may mắn chỉ có một phần nhỏ dân số thế giới mắc vi-rút corona, đại dịch sẽ tác động đến tất cả chúng ta.

Vậy, những nhà lãnh đạo nên cân nhắc điều gì trong trung và dài hạn để thực hiện mục tiêu đặt con người lên trên hết?

Đảm bảo vệ sinh không phải là yếu tố duy nhất tạo nên môi trường làm việc an toàn

An toàn giờ đây không phải là tiêu chuẩn của bình thường mới. Từ trước đến nay, an toàn vẫn luôn là một nhu cầu cơ bản khi nói về nơi làm việc, có điều khái niệm này giờ đây đã được mở rộng hơn rất nhiều. Việc phải đảm bảo giữ khoảng cách, đầy đủ thiết bị bảo hộ, khử khuẩn làm sạch, kiểm tra thân nhiệṭ, thực hiện theo dõi và truy vết đã nâng việc hoạch định nơi làm việc lên một mức độ cao hơn. Trong khi chúng ta trấn an nhân viên về khái niệm̀ an toàn, đồng thời nâng cao kỹ năng để chuẩn bị cho một ngành nghề mới phát triển, chúng ta cũng nhận thấy rằng việc điều chỉnh này cũng cần phải thận trọng hơn. Đó là lý do vì sao ManpowerGroup đã phối hợp cùng các đồng nghiệp trong ngành này, với tư cách là nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới, tạo nên Liên minh Trở lại Làm Việc An Toàn, và ngày hôm nay cho ra đời Cẩm Nang Tái Khởi Động An Toàn: Phương Pháp Tốt Nhất Dành Cho Doanh Nghiệp.

Nắm bắt cơ hội này để tiếp tục phát triển

Khi nhìn lại những gì đã đạt được gần đây – những điều tưởng như là không thể, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học. Cùng nhìn lại những điều mà chúng ta đã tạo ra cho thế giới việc làm tương lai. Dành 40 giờ mỗi tuần để làm việc và nhiều giờ đồng hồ để đi lại có thể sắp trở thành quá khứ. Thuê ngoài những kỹ năng cần có từ bất kỳ nơi đâu có thể sẽ là điều hết sức bình thường. Hợp tác giữa các bộ phận, giữa các quốc gia, giữa những nền văn hóa khác nhau hoàn toàn có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Mọi người đang trở nên dễ thích ứng, hiểu biết về công nghệ và học hỏi rất nhanh. Theo Khảo Sát Người Lao Động Quan Tâm Gì do ManpowerGroup thực hiện, người lao động ở mọi độ tuổi đề cao sự linh hoạt, cân bằng giữa cuộc sống & công việc, và cơ hội được làm việc và học tập theo cách phù hợp với mình. Đây chính là cơ hội cho chúng ta tái định hình lại tương lai việc làm – một môi trường linh hoạt hơn, “ảo” hơn, tin tưởng nhau hơn và cho phép mọi người hài hòa giữa công việc và gia đình, đồng thời các tổ chức có thể sử dụng nhân tài cho dù họ làm việc ở bất cứ nơi đâu.

Hiểu rõ mục đích hành động của mình

Để công bằng và có kế hoạch rõ ràng, hãy bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi “Tại sao cần trở lại?” Doanh nghiệp cần gì? Những công việc nào có thể thực hiện từ xa? Liệu hiệu suất làm việc có bị ảnh hưởng? Những công việc trước giờ chúng ta chẳng bao giờ nghĩ có thể tiến hành từ xa giờ đã khác, ví như kế toán, tính lương, chăm sóc khách hàng, thậm chí bảo mật thông tin. Vì thế giờ chính là thời điểm thích hợp để đặt ra câu hỏi “Tại sao?” Trở lại từng bước, giảm thiểu rủi ro cho người lao động và cộng đồng là một phần trách nhiệm cộng đồng và cũng như điều doanh nghiệp quan tâm. Các nhà quản lý cũng cần hiểu nhu cầu của mỗi cá nhân, tránh đưa ra những mặc định và ngăn ngừa những sự phân biệt đối xử không có chủ đích khi quay trở lại.

Quay trở lại an toàn có nghĩa là nắm rõ người lao động cần gì để trở lại nơi làm việc hoặc duy trì làm việc từ xa, đồng thời loại bỏ việc xem nhẹ những người mà chúng ta đã dành nhiều công sức để gắn kết – bao gồm phụ nữ, bố mẹ đi làm, nhân viên có người phụ thuộc, nhân viên lớn tuổi, lao động có vấn đề về sức khỏe, và những nhóm tương tự khác. Việc trả lời câu hỏi “Tại sao cần trở lại?” sẽ cho chúng ta dữ liệu và sự thấu hiểu hơn về con người để có thể quyết định trở lại như thế nào, khi nào, với đối tượng nào.

Cân bằng hài hòa giữa con người và công nghệ

Việc đầu tư vào công nghệ hoàn toàn xứng đáng và đang được đền đáp khi mà công nghệ chính là một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, và điều này sẽ còn tiếp diễn. Việc học đã được tách rời khỏi trường lớp và nơi làm việc, tạo một thế hệ người học và người làm mạnh mẽ hơn cho hôm nay và ngày mai. Những chương trình nâng cao kỹ năng hay khai vấn trên nền tảng trực tuyến sẽ đẩy nhanh việc đào tạo ở trường học và nơi làm việc. Việc không ngừng học hỏi và điều chỉnh các kỹ năng để không bị tụt hậu ngày càng quan trọng để được tuyển dụng, cuộc cách mạng áp dụng công nghệ vào giáo dục nhiều khả năng sẽ trở thành chìa khóa để nâng cao và mở đường cho cuộc Cách Mạng Kỹ Năng.

Song song, việc theo dõi và kiểm tra thân nhiệt nhiều khả năng cũng sẽ là những việc cần thiết để đưa người lao động trở lại làm việc một cách tự tin và an toàn. Liệu người lao động có sẵn lòng chia sẻ những dự̃ liệu cá nhân nhiều hơn lúc trước? Liệu họ có sẵn sàng đánh đổi sự riêng tư để lấy sự an toàn? Liệu dữ liệu về nhân viên cũng gắn bó mật thiết với tình trạng sức khỏe giống như với hiệu suất làm việc? Các doanh nghiệp sẽ làm thế nào để đảm bảo vấn đề đạo đức trong việc sử dụng những dữ liệu này cũng như thể hiện rõ quan điểm đề cao và quan tâm đến người lao động? Cũng giống như công nghệ, vấn đề này sẽ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc về lâu dài như thế nào phải được xác định từ những điều mà số đông mong muốn, chứ không phải những điều dễ khả thi.

Một tinh thần và thể chất khỏe mạnh sẽ là tiêu chuẩn mới cho Sức khỏe và An toàn việc làm

Tác động của đại dịch sẽ thay đổi tất cả chúng ta. Với hầu hết, đây sẽ là sự kiện gây nhiều xáo trộn nhất từng xảy đến trong đời. Covid để lại nhiều di chứng bao gồm cảm giác bị cô lập, căng thẳng, sợ hãi, và lo âu, bên cạnh đó là việc nhìn nhận lại giá trị thật sự của sức khỏe, hạnh phúc, gia đình và cộng đồng. Những tổ chức minh chứng được hoạt động của mình đúng với những giá trị và mục đích để ra, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn như lúc này, sẽ thu hút, giữ chân và tạo động lực cho nhân tài tốt nhất cho sự phát triển trong tương lai. Để có được một lực lượng lao động tự tin, khỏe khoắn và có hiệu suất, một kế hoạch hành động đề cao sức khỏe tinh thần cho người lao động cũng có vai trò quan trọng không kém các biện pháp duy trì sức khỏe thể chất và năng lực của tổ chức.

Những thời điểm đặc biệt đòi hỏi những nỗ lực đặc biệt. Thế giới đã thay đổi và con người không nằm ngoại lệ. Thay vì tìm cách điều chỉnh cách làm việc, hãy bình thường hóa những gì trước giờ vốn không bình thường, và tái khởi động để tạo ra một tương lai việc làm phù hợp với tất cả mọi người, một thế giới mà nhiều người trong chúng ta đã mong chờ từ lâu. Thế giới đó sẽ số hóa hơn, “ảo” hơn, kết nối hơn, và coi trọng sự khỏe mạnh của người lao động hơn tất cả những gì chúng ta từng hình dung. Thế giới ấy đang bắt đầu và chúng ta cần đi những bước thận trọng trong công cuộc tái khởi động này. ​